Vitamin và chất khoáng là các yếu tố vi lượng. Tức là các chất chỉ cần lượng ít nhưng lại là chất thiết yếu cho cơ thể. Chúng tham gia điều hòa quá trình sinh lý và một số còn tham gia cấu tạo tế bào. Vitamin nhóm B là một nhóm lớn, tổ hợp 7 loại vitamin khác nhau gồm B1, B2, B3, B5, B6, B11, B12. Chúng hỗ trợ lẫn nhau và cùng điều hòa nhiều hoạt động quan trọng.
Giới thiệu chung về các vitamin nhóm B
Các loại vitamin trong thực phẩm được chia thành hai kiểu là vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước. Vitamin nhóm B đang nói đến ở đây thuộc kiểu vitamin tan trong nước. Đặc trưng của vitamin kiểu này là rất dễ được hấp thu, cũng nhanh chóng được bài tiết. Chính vì vậy việc bổ sung chúng cần được thực hiện hàng ngày. Các vitamin nhóm B có dụng hỗ trợ nhau, vậy nên việc bổ sung cùng lúc nhiều loại sẽ mang tác dụng tốt hơn là riêng lẻ. Ví dụ như tỉ lệ vitamin B1 : B2 : B6 nên xấp xỉ là 1:1:1. Khác đi tỉ lệ này thì việc bổ sung không mang lại kết quả.
Các loại vitamin nhóm B và sự cần thiết của chúng với sức khỏe của bạn
Vitamin B1 (Thiamin)
Vitamin B1 thuộc vitamin nhóm B là một loại vitamin tan trong nước. Nó dễ hấp thu nhưng phần dư lại sẽ được đào thải mà không thể dự trữ, vậy nên đây là vitamin cần được bổ sung hàng ngày. Để giữ được vitamin B1 trong thức ăn, bạn cần chú ý đến cách chế biến bởi loại vitamin này không chịu được nhiệt, acid.
Công dụng của vitamin B1 với cơ thể
- Hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate (đường)
- Thư giãn tinh thần, giúp trí não được nghỉ ngơi
- Giảm say tàu, xe
- Chữa bệnh tê phù, giảm mụn nước
- Cải thiện khả năng ghi nhớ
Nhóm người cần bổ sung vitamin B1
- Những người ăn uống kém, tóc khô, bị bệnh dạ dày… rất có thể thiếu vitamin B1 nên cần bổ sung ngay.
- Những người thường xuyên trong trạng thái lo âu, suy nghĩ nhiều ví dụ như ốm đau, sau phẫu thuật cần bổ sung các loại vitamin nhóm B không chỉ vitamin B1.
- Người sử dụng rượu bia, thuốc lá, có thói quen ăn nhiều đường cần bổ sung vitamin B1.
- Nếu bạn uống thuốc dạ dày sau bữa ăn thì cơ thể không hấp thu được vitamin B1, vậy nên hãy bổ sung bằng các bữa phụ.
Nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin B1
Vitamin B1 có nhiều trong gạo, cám gạo, sữa, cà chua, thịt lợn…
Vitamin B2 (Riboflamin)
Vitamin B2 tan trong nước, với đặc điểm không thể dự trữ mà sau một thời gian sẽ bị đào thải. Lượng đào thải phụ thuộc vào nhu cầu cơ thể và mức độ mất protein. Nhưng nhìn chung, bạn vẫn nên bổ sung loại vitamin này hàng ngày.
Tác dụng của vitamin B2
- Hỗ trợ quá trình sản sinh các tế bào mới và biệt hóa, trưởng thành tế bào.
- Tham gia quá trình tạo thành tóc, móng
- Chữa viêm miệng, lưỡi…
- Thư giãn mắt, bảo vệ thị lực
- Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrat
Triệu chứng thiếu vitamin B2
Người thiếu vitamin B12 dễ bị viêm các bề mặt niêm mạc lưỡi, miệng, bộ phận sinh dục.
Người cần chú ý bổ sung vitamin B2
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc dùng thuốc tránh thai cần bổ sung vitamin B2.
- Những người không dùng thịt nạc, sữa thường xuyên cần bổ sung vitamin B2 bằng những thực phẩm khác.
- Những người bệnh đái tháo đường hoặc mắc bệnh cần hạn chế ăn uống cần chú ý bổ sung vitamin B2.
Những thực phẩm giàu vitamin B2
Vitamin B2 rất dễ tìm trong sữa, trứng, rau xanh, cá, bơ..
Vitamin B3 (Niacin, Acid nicotinic)
Vitamin B3 là vitamin cơ thể cần nhiều nhất trong các vitamin nhóm B. Nó giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời là thành phần của hormon sinh dục. Với cuộc sống nhiều áp lực như hiện nay thì tổ hợp vitamin B3 – vitamin C – vitamin B6 là cực kỳ hữu ích. Chúng giúp thần kinh được thư giãn và não bộ được khỏe mạnh.
Sự cần thiết của vitamin B3
- Bảo vệ hệ thống tiêu hóa và tránh các bệnh đường ruột
- Giữ ẩm cho da, giúp da mịn màng
- Thư giãn thần kinh, giảm đau đầu, căng thẳng
- Điều chỉnh mỡ máu, điều chỉnh huyết áp
Lượng vitamin B3 cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày
Người lớn cần 13 – 19mg vitamin B3 mỗi ngày. Con số này ở phụ nữ mang thai là 20mg và phụ nữ đang cho con bú là 22mg.
Lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin B3
Thực phẩm chứa nhiều vitamin B3 rất đa dạng: lúa mì, đỗ xanh, vừng, lạc, gạo lứt, sữa, trứng, thịt lợn, thịt gà…
Vitamin B5 ( Acid pantothenic)
Vitamin B5 có chức năng đặc biệt là tham gia tạo nên kháng thể bảo vệ da, móng, tóc. Hầu hết các thực phẩm đều có chứa vitamin B5 vậy nên người bình thường không cần lo đến vấn đề thiếu hụt. Chỉ có một vài nhóm người bệnh lý hoặc trong trường hợp nguy cơ mới cần chú ý bổ sung vitamin B5.
Vai trò của vitamin B5 với cơ thể
- Cấu tạo, thay cũ đổi mới các tế bào trong cơ thể
- Hồi phục các vết thương
- Cấu thành nên kháng thể, phòng tránh các bệnh truyền nhiễm
- Giúp giảm bớt các tác dụng phụ của kháng sinh
- Chống nôn và cảm giác buồn nôn
- Giảm ảnh hưởng của các triệu chứng tiền mãn kinh
Biểu hiện của cơ thể khi thiếu vitamin B5
Người thiếu vitamin B5 rất dễ bị huyết áp thấp, da có thể có những biểu hiện khác thường, viêm loét kết tràng.
Những thực phẩm hàng ngày giàu vitamin B5
Gần như mọi thực phẩm hàng ngày đều có chứa vitamin B5, tuy nhiên có thịt bò, thịt gà, phô mai, khoai lang…là chứa lượng nhiều hơn cả.
Vitamin B6 (Pyridoxic)
Vitamin B6 là vitamin tan trong nước và được đào thải rất nhanh chỉ sau 8 giờ. Vậy nên bạn cần bổ sung vitamin B6 thường xuyên bằng thức ăn hay thuốc bổ. Vitamin B6 khi sử dụng cùng vitamin B2, vitamin B5, vitamin C và Magie sẽ mang đến tác dụng tốt hơn khi dùng đơn độc.
Công dụng của vitamin B6 với sức khỏe
- Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu protein và lipid.
- Giúp chuyển hóa tryptophan (một trong 9 acid amin thiết yếu) thành vitamin B3.
- Bảo vệ hệ thần kinh, da.
- Thúc đẩy sự tổng hợp acid nucleic (bước đầu của sự phân chia tế bào), từ đó thúc đẩy tạo các tế bào mới.
- Giảm ảnh hưởng của thuốc chống trầm cảm: khô miệng, bí tiểu.
Những người cần chú ý bổ sung vitamin B6
- Những người nguy cơ hoặc đang mắc bệnh thiếu máu, viêm da, viêm các vùng niêm mạc như lưỡi miệng, vùng sinh dục.
- Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai thường xuyên.
- Những người có thói quen ăn uống nhiều đạm.
Gợi ý những thực phẩm nhiều vitamin B6
Rau xanh, cám gạo, mạch nha, bia gan, đậu nành gạo lứt, trứng, lạc…đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 rất dễ tìm.
Vitamin B11 (Acid folic)
Vitamin B11 đặc biệt quan trọng với những phụ nữ đang mang thai. Bởi nó là nguyên liệu không thể thay thế trong quá trình phân chia tế bào. Thiếu đi vitamin B11, thai nhi có thể gặp khiếm khuyết về thần kinh hoặc dị tật. Những khiếm khuyết lớn có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của thai nhi vậy nên các mẹ bầu cần chú ý.
Nhóm người nhạy cảm với vitamin B11
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần chú ý không để bị thiếu vitamin B11.
- Người dùng rượu nhiều nên bổ sung thêm vitamin B11.
- Vitamin C khiến vitamin B11 bị đào thải nhanh hơn. Vậy nên nếu bữa ăn có nhiều vitamin C, cụ thể là trên 2g thì bạn cần bổ sung thêm vitamin B11.
- Người sử dụng thuốc an thần, thuốc bản chất là hormon…cần bổ sung thêm vitamin B11.
Lượng vitamin B11 đảm bảo cho từng đối tượng
- Người lớn: 180 – 200mg / ngày.
- Phụ nữ mang thai: 350 – 420mg / ngày.
- Phụ nữ cho con bú: 6 tháng đầu cần không dưới 300mg / ngày. 6 tháng sau cần 250mg / ngày.
Thực phẩm giàu vitamin B11
Gan, rau củ màu xanh đậm, khoai tây, bí đỏ, chuối tiêu, ốt, quả vỏ cứng, dầu gan cá, trứng gà… là các thực phẩm chứa nhiều acid folic.
Vitamin B12 (Colabamin)
Khác với các vitamin nhóm B khác, vitamin B12 lại ít có trong thức ăn nguồn gốc thực vật mà có nhiều trong thức ăn động vật. Khi bổ sung vitamin B12 cũng cần sự kết hợp của canxi mới mang lại hiệu quả.
Sự cần thiết đặc biệt của vitamin B12
- Kích thích sự trưởng thành của dòng hồng cầu (chỉ hồng cầu trưởng thành mới thực hiện được chức năng), từ đó ngăn ngừa thiếu máu.
- Bảo vệ hệ thần kinh
- Đảm bảo sự tăng trưởng của trẻ nhỏ.
- Hỗ trợ chuyển hóa đường, đạm, acid béo.
- Thư giãn tinh thần, tăng cường sự ghi nhớ và tập trung.
Lượng vitamin B12 cần bổ sung mỗi ngày
Người trưởng thành cần 2mg / ngày. Phụ nữ có thai cần 2,2mg và phụ nữ cho con bú cần 2,6mg. Bạn nên bổ sung cùng với canxi và vitamin B11 để mang lại hiệu quả nhiều nhất.
Các bệnh và biểu hiện của thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 rất dễ dẫn đến bệnh thiếu máu, các bất thường về thần kinh như trí nhớ suy giảm. Với trẻ nhỏ có thể khiến trí tuệ chậm phát triển, ngây ngô.
Nhóm người cần bổ sung vitamin B12
- Người có tuổi, người ăn chay cần bổ sung vitamin B12
- Người dùng rượu nhiều cần chú ý bổ sung vitamin B12
- Phụ nữ trong các thời gian nhạy cảm như trước kỳ kinh, trong kỳ kinh, mang thai, cho con bú đều cần nhiều vitamin B12.
Thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm từ động vật như nội tạng, thịt nạc, cá, trứng…
Cách bổ sung các vitamin nhóm B mang đến hiệu quả tốt nhất
Các chuyên gia khuyên rằng không nên bổ sung riêng lẻ các vitamin nhóm B mà cần bổ sung nhiều loại, kết hợp với chất khoáng và vitamin khác để mang lại kết quả tốt. Nhưng đôi khi các thực phẩm ngoài tự nhiên chưa đáp ứng được điều đó. Vậy nên sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng là một biện pháp hiệu quả giúp bạn điều này.
Plant-based Ginkgo 3000 Extra Strength
Một sản phẩm cực kỳ bổ dưỡng và hữu ích cho sức khỏe thần kinh và tuần hoàn của bạn. Đến từ thương hiệu nổi tiếng thuần chay Veghealth, sản phẩm này sẽ khiến bạn hài lòng về sự lành tính và tự nhiên của nguyên liệu.
Plant-based Ginkgo 3000 Extra Strength được làm từ cao bạch quả, cao đinh lăng, cao xuyên khung, vitamin B1 – B6 – B12 với tỷ lệ hoàn hảo. Sản phẩm sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ tuần hoàn máu não, bảo vệ sức khỏe thần kinh, giúp thư giãn tinh thần. Đặc biệt hữu ích với người thường xuyên gặp căng thẳng, người lao động trí óc nhiều, người cao tuổi có nguy cơ sa sút trí tuệ.
Xem ngay: Plant-based Ginkgo 3000 Extra Strength và những lời khuyên từ chuyên gia
Lời kết
Vitamin và các chất khoáng dù chỉ cần lượng ít nhưng tác dụng chúng mang đến cho sức khỏe lại rất nhiều. Vậy nên chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ bằng những nguồn thực phẩm khác nhau. Đặc biệt là vitamin nhóm B, chúng không thể dự trữ nhưng lại không thể thiếu cho hoạt động bình thường. Cho nên hãy chú ý bổ sung vitamin nhóm B hằng ngày bạn nhé.
Muốn biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Plant-based Ginkgo 3000 Extra Strength như: Công dụng hay giá cả,… Bạn hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên Veganhealth. Với tất cả sự nhiệt tình và tâm huyết, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc khiến bạn hài lòng nhất.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.
Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?